Thai nhi trong bụng bạn sẽ như thế nào?
Đầu và thân thai nhi đã hình thành rõ rệt
Lúc này, bạn có lẽ đã biết mình có thai vài ngày trước. Tế bào phôi vẫn tiếp tục phân chia và một số bộ phận cơ thể cũng đang được hình thành. Não và tủy sống cũng được hình thành. Đầu phát triển nhanh và chiếm 1/3 thân hình, vì thế bạn có thể phân biệt phần đầu và phần thân. Khi não phát triển, dây thần kinh thính giác và thị giác cũng phát triển theo, cằm và miệng cũng hình thành. Mặc dầu mũi chưa hình thành nhưng khoang mũi đã hình thành.
Chân và tay đã tách rời và những cơ quan chính như dạ dày, thận, gan được hình thành. Xương cũng được hình thành và phát triển.
Nhau thai bắt đầu phát triển
Quanh phôi, màng đệm phát triển và bắt đầu tiến ngày càng sâu vào nội mạc tử cung. Đây là một lối thông trao đổi chất dinh dưỡng và chất thải từ mẹ và phôi. Khi màng này phát triển, nó hình thành nhau thai. Nhau thai cung cấp nhiều Hormones duy trì và bảo vệ thai bao gồm HCG (kích thích tố màng đệm). Nhau thai trong giai đoạn này chưa hình thành toàn vẹn chính vì thế bạn phải thận trọng nếu không sẽ bị sẩy thai.
Cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào?
Thân nhiệt cao
Nếu bạn kiểm tra nhiệt độ trong cơ thể, bạn sẽ thấy nhiệt độ trong cơ thể vẫn tiếp tục cao sau 14 ngày. Thật ra, nhiệt độ cơ thể sẽ tiếp tục cao trong suốt 14-15 tuần. Nếu thân nhiệt giảm đột ngột trước tuần thứ 14, đây có thể là dấu hiệu sẩy thai và bạn cần phải đi kiểm tra ngay lập tức.
Vú xưng và núm vú đau nhức
Trong suốt giai đoạn đầu thai nghén, vú bạn thay đổi. Nếu vú bạn nhạy cảm khi có kinh nguyệt, khi bạn có thai, vú bạn sẽ xưng và núm vú đau nhức. Tuy nhiên, bạn sẽ nhìn thấy mạch máu ở lớp da dưới vú một cách rõ ràng.
Cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn vào buổi sáng
Không phải tất chị em phụ nữ mang thai đều ói mửa vào buổi sáng. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều cảm nghiệm như vậy và thường cảm thấy buồn nôn nhất là khi bụng đói. Họ cũng có cảm giác mệt mỏi và nặng nhọc. Chúng tôi khuyên các chị em nên tắm vào buổi sáng để các bạn có cảm giác khỏe khoắn.
Dịch âm đạo tiết nhiều hơn
Khi bạn mang thai, chất nhày tiết ra ở cổ tử cung đặc hơn do tác dụng của Progesterone và lượng tiết dịch cũng nhiều hơn.
Nên kiểm tra hàng tháng trong suốt thời gian mang thai
Nên đi khám bệnh để biết chắc bạn có thai hay không
Nếu kinh nguyệt chậm trễ khoảng 1 tuần, bạn nên đến ngay bác sĩ phụ khoa để kiểm tra.
Nếu bạn có thai, bạn nên đi kiểm tra y khoa hàng tháng
Bạn nên đi kiểm tra thai nhi hàng tháng trong 7 tháng đầu, bạn phải kiểm tra 2 lần trong tháng thứ 8 và sang tháng thứ 9, bạn phải kiểm tra hàng tuần.
Một số điều cần tránh trong cuộc sống hằng ngày
Không nên làm việc nặng nhọc
Bạn có thể bị sẩy thai vì thế bạn không nên làm việc nặng, tập thể thao, hoặc đi du lịch hay công tác làm cơ thể mệt mỏi. Bạn nên nghỉ ngơi thường xuyên và ngủ nhiều. Bạn sẽ có cảm giác hồi hộp vì cơ thể mình thay đổi vì thế bạn nên cố gắng vui tươi và thoải mái.
Không nên uống thuốc chống ói mửa vào buổi sáng
Một số chị em phụ nữ có thai nghĩ rằng lý do họ nôn vào buổi sáng là vì dạ dày họ có vấn đề và vì thế họ uống thuốc hoặc đi chụp x-quang. Các bạn phải thận trọng về việc này.
Không nên để mình nhiễm bệnh
Các bạn nên thận trọng không để mình bị nhiễm bệnh cảm cúm hoặc bệnh sởi và cố gắng không nên tiếp xúc với súc vật.
Ăn uống như sau!
Ăn bất cứ khi nào và bất kể nơi nào bạn muốn
Nếu bạn thường buồn nôn vào buổi sáng, bạn sẽ không muốn ăn bất kỳ thứ gì. Tuy nhiên, chứng ói mửa sẽ nặng thêm khi dạ dày bạn trống rỗng. Cố gắng ăn chút gì đó với một tâm trạng vui tươi. Ăn bất cứ khi nào và bất kể nơi nào bạn muốn.
Ăn nhiều chất có chứa Carbohydrate sẽ làm bạn bớt mỏi mệt
Nếu bạn ăn một số thức ăn có chứa nhiều chất Carbohydrate, não bạn sẽ thấm Tryptophane, đây là một loại Amino Acid và bạn sẽ có cảm giác thoải mái. Nhất là vào ban đêm, bạn dễ dàng cảm thấy mệt mỏi, hãy ăn bánh quy hoặc bánh mì nướng với mứt vì những thứ này chứa nhiều chất Carbohydrates. Nếu bạn mệt mỏi nhưng không thể ngủ ngon, bạn hãy uống một ly sữa nóng.